Công chức là gì? Phân biệt công chức với cán bộ và viên chức

Bạn đang tìm hiểu về khái niệm “công chức là gì?” và cách phân biệt nó với cán bộ và viên chức? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và rõ ràng về định nghĩa của công chức, cùng với sự khác biệt giữa công chức, cán bộ và viên chức. Khám phá ngay để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Công chức là gì?

Theo quy định của Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là gì?
Công chức là gì?

Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP gồm:

  • Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
  • Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;
  • Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;
  • Trong cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;
  • Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Xem thêm: CHÍNH THỨC: Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch tổ chức thi Kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Phân biệt công chức với cán bộ và viên chức

Để phân biệt được công chức với cán bộ và viên chức thì trước tiên chúng ta phải hiểu và nắm rõ khái niệm của chúng: 

  • Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, hoặc bổ nhiệm vào vị trí giữ chức vụ và chức danh theo một khoảng thời gian nhất định trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, và cấp huyện. Họ làm việc trong biên chế của cơ quan và nhận lương từ ngân sách nhà nước.
Phân biệt công chức với cán bộ và viên chức
Phân biệt công chức với cán bộ và viên chức
  • Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các vị trí ngạch, chức vụ, và chức danh trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, và các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, và cấp huyện. Ngoài ra, họ cũng có thể làm việc trong các cơ quan thuộc Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân, không phải là sĩ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp, cũng như trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, và trong một số trường hợp, lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhằm để bạn đọc hiểu rõ hơn về 3 thuật ngữ Công chức, Cán bộ và Viên chức thì Công chức 247 đã tổng hợp bảng so sánh sau: 

Tiêu chí Công chức Viên chức Cán bộ
Nơi công tác
  • Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
  • Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)
Trong các đơn vị sự nghiệp công lập Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện
Nguồn gốc Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế
Tập sự
  • 12 tháng với công chức loại C
  • 06 tháng với công chức loại D
Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc. Không phải tập sự
Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Bảo hiểm xã hội Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật
  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Hạ bậc lương
  • Giáng chức
  • Cách chức
  • Buộc thôi việc
  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Cách chức
  • Buộc thôi việc

(Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Cách chức
  • Bãi nhiệm
Ví dụ về từng đối tượng
  • Giám đốc Sở
  • Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)
  • Trường phòng Tổng hợp  – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
  • Bác sĩ
  • Giáo viên
  • Giảng viên đại học
  • Thủ tướng
  • Chánh án TAND tối cao
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân…
Căn cứ
  • Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 Nghị định 06/2010/NĐ-CP
Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 Luật Cán bộ, Công chức 2008, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019

Xem thêm: Kinh nghiệm chinh phục bài thi phỏng vấn Công chức

Công chức 247 – Cánh cửa mở ra con đường công chức mơ ước

Bạn đang ấp ủ giấc mơ trở thành công chức, góp sức mình xây dựng đất nước? Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ ôn thi uy tín, hiệu quả để biến ước mơ thành hiện thực? Hãy đến với Công chức 247 – Nơi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục kỳ thi công chức đầy thử thách.

Tại sao Công chức 247 là lựa chọn hoàn hảo cho bạn? Chất lượng đào tạo tại Công Chức 247 là một trong những điểm nổi bật nhất. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, các khóa học được thiết kế một cách cẩn thận để đáp ứng nhu cầu ôn thi của các học viên. Không chỉ là những buổi học lý thuyết, mà còn là các buổi tập trung vào giải quyết các bài tập và thực hành, giúp học viên làm quen và nắm vững kiến thức.

Công chức 247 - Cánh cửa mở ra con đường công chức mơ ước
Công chức 247 – Cánh cửa mở ra con đường công chức mơ ước

Ngoài ra, tính linh hoạt của việc học là một điểm mạnh tại Công Chức 247. Học viên có thể lựa chọn phương thức học phù hợp với lịch trình và điều kiện cá nhân của mình, từ học trực tiếp, học trực tuyến đến học tại nhà. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và năng lượng, tối ưu hóa quá trình học.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, Công Chức 247 còn tận tình hỗ trợ học viên trong suốt quá trình ôn thi. Từ việc giải đáp thắc mắc đến việc tư vấn về kỹ thuật ôn thi hiệu quả, họ luôn sẵn lòng đồng hành cùng học viên để giúp họ đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi.

Điều đặc biệt là khi đến với Công chức 247 bạn sẽ được tham gia vào cộng đồng với hàng nghìn học viên trên khắp cả nước, tạo môi trường học tập sôi nổi, khích lệ tinh thần học tập. Tại đây, học viên sẽ được chia sẻ kiến thức, bí kíp ôn thi và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ nhanh hơn. Các công động chất lượng có thể kể đến như: Ôn thi kiểm định đầu vào Công chức | Cùng thầy Tài Tân Tiến,…

Với những ưu điểm vượt trội, Công chức 247 đã trở thành địa chỉ ôn thi công chức uy tín, được đông đảo học viên tin tưởng lựa chọn. Hãy tham gia ôn thi cùng Công chức 247 để biến ước mơ trở thành công chức của bạn thành hiện thực!

Xem thêm: Tuyển tập đề thi Công chức Kho bạc nhà nước [Cập nhật 2024]