Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức?

Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức?

Trước khi bắt đầu vào bài viết, thầy xin chia sẻ một câu chuyện có thật nhưng “lặp đi lặp lại” nhiều lần như sau:

Trịnh Ngọc A: Thầy ơi em chào thầy, em muốn ôn thi công chức ạ?

Thầy Tài Tân Tiến: Hi em, cụ thể em muốn ôn thi công chức gì?

Trịnh Ngọc A: Em muốn thi công chức y tế ạ.

Thầy Tài Tân Tiến *cảm thấy hơi sai sai, hỏi kĩ*: là viên chức hay là công chức em, em thi vào làm việc tại các bệnh viện à?

Trịnh Ngọc A: Dạ đúng rồi thầy ơi, em thi để làm y tá bệnh viện.

Thầy Tài Tân Tiến: hihi, vậy là em thi viên chức chứ không phải công chức rồi, để thầy tư vấn thêm cho em nhé”

Các em ạ, là một người luyện thi công chức, viên chức lâu năm, thầy đã gặp không dưới 20 lần những tình huống tương tự như trên. Nó không có gì đáng trách cả, các em mới tìm hiểu để thi công chức, viên chức, các em chưa hiểu các em mới cần hỏi. Việc không phân biệt được công chức và viên chức sẽ để lại cho các em 02 hệ lụy, đó là:

‼ Sai định hướng trong việc tìm kiêm tài liệu ôn thi (vì công chức và viên chức là khác nhau, bản chất 02 đối tượng này cũng có 02 Luật điều chỉnh khác nhau là Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Viên chức năm 2010 (đã dược sửa đổi, bổ sung năm 2019)

‼ Bị lừa mua phải những tài liệu dỏm, tài liệu viên chức trong khi thi công chức và ngược lại…

👉 Nào, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi phân biệt CÁN BỘCÔNG CHỨCVIÊN CHỨC.

– Nếu các em muốn phân biệt theo kiểu dẫn chiếu khái niệm, các em chủ động tham khảo tại đâytại đây, còn trong phạm vi bài viết này, thầy sẽ chia sẻ cách để các em phân biệt dễ hiểu nhất – thông dụng nhất – đời thường nhất và có thể áp dụng làm trắc nghiệm luôn trong các bài thi môn Kiến thức chung công chức – viên chức.

Nào, thứ nhất là về cán bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước đều là cán bộ, các em có để ý những người này cứ 5 năm lại thay một lần không? Hay nói cách khác, cứ hết 1 nhiệm kỳ thì sẽ bầu lại người giữ các chức vu, chức danh kể trên. Đến đây ta hiểu: à, thế tức là cán bộ thì phải được hình thành do BẦU CỬ và giữ chức vụ, chức danh THEO NHIỆM KỲ. Đấy, vậy bây giờ ra đường các em gặp chú nào đứng tuổi mà thấy chú bảo là “uh sắp về hưu, chú sắp hết nhiệm kỳ rồi” thì các em phải hỏi luôn xem chú có con gái không nhé 🤣 (chú là cán bộ đấy, không phải dạng vừa đâu). Thêm một gợi ý để các em có thể nhận biết đâu là cán bộ đó là thường gắn với từ Chủ tịch (not chủ tich giả vờ và cái kết nha) 

Thứ hai là về công chức, do ta đang phân biệt cán bộ, công chức, viên chức nên chắc chắn công chức sẽ không có 2 đặc điểm ở trên, nói cách khác, công chức không thông qua “bầu cử” mà thông qua “tuyển dụng” (các em đang thi tuyển đây còn gì, chúng ta vẫn hay nghe là: Tổng cục Thuế tuyển công chức, đấy là thông qua tuyển dụng còn gì nữa” và công chức thì không làm việc theo cơ chế “nhiệm kỳ”, công chức thì cứ làm các công việc bình thường hoy, đến tuổi nghỉ hưu thì về. Tức là không phải nghĩ là thôi chết rồi, sắp hết nhiệm kỳ rồi không biết sắp tới mình phải đi đâu về đâu, nó cứ gọi là yên tâm đúng không nào các em :))))

Thứ ba là về viên chức, điểm khác biệt lớn nhất giữa viên chức và công chức đó là nơi làm việc, viên chức thì làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập còn công chức thì làm việc tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội… Nói như thế các em chắc vẫn chưa hiểu đâu, đại thể là như này:

Nếu các em thấy ai đó đang làm việc tại các: Trường học/Bệnh viện/Viện nghiên cứu/Tạp chí này nọ kia/Trung tâm này nọ kia thì auto họ là viên chức, nói cách khác, cái mà thầy vừa liệt kê (cứ thấy các từ Trường/Viện/Học viện/Trung tâm/Tạp chí…. thì là đơn vị sự nghiệp công lập => Làm việc ở đây là viên chức).

Còn nếu thấy anh nào nhảy vào làm quen kiểu “hi em, anh là X anh đang làm ở Vụ Chính sách Thuế, Tổng cục Thuế” mà nhìn mặt non troẹt ấy, các em hiểu luôn cho thầy là á à, gã nãy trẻ như này không thể là cán bộ được, mà cũng không phải làm ở trường/viện/học viện/trung tâm/tạp chí như thầy Tài Tân Tiến bảo, thế thì là công chức rồi, được đấy, em chưa có người yêu đâu anh tới luôn đi 🤣

Nói vui thế thôi, công chức và viên chức đều làm việc đến tuổi nghỉ hưu thì nghỉ, tuy nhiên hiện nay theo chính sách mới viên chức được tuyển dụng sau 01/7/2020 thì không còn được làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà sẽ kí hợp đồng xác định thời hạn theo hình thức nhắc lại (như tiêm nhắc lại đó các em).

Còn một điểm khác nữa giữa công chức và viên chức đó là lương, lương của công chức thì hưởng từ NSNN còn lương của viên chức thì hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, thực tế cái này ta tìm hiểu thêm cho biết thôi còn khác biệt lớn nhất mà ta nhìn ra được luôn đó chính là nơi làm việc các em nhé!

👌 Nói đến đây các em đã phân biệt được cán bộ, công chức, viên chức chưa nhỉ?

👉 Thử trắc nghiệm câu hỏi sau đây nhé:

Theo quy định, ai sau đây là công chức?

A) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam

B) Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân

C) Phó Trưởng phòng – Phòng Thương mại quốc tế – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

D) Trưởng phòng kế toán – Viện Chiến lược Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước

👉  Kéo đến cuối bài viết để xem đáp án và giải đáp chi tiết.

Nếu các em vẫn trả lời sai câu này, lỗi là tại thầy chưa biết cách diễn tả dễ hiểu hơn nữa để các em hiểu và phân biệt được cán bộ, công chức, viên chức. Vậy thì các em có thể quay lại theo cách truyền thống (tìm hiểu thông qua khái niệm mà thầy có dẫn link ở trên).

Còn nếu đã hiểu và thấy hay, tiếc gì một bình luận động viên thầy dưới bài viết này. Thầy sẽ thường xuyên chia sẻ các bài viết tại địa chỉ fanpages vì thế các em nhớ like fanpages để theo dõi các bài viết tiếp theo nha.


Tìm hiểu về hệ thống ôn thi Công chức, viên chức bài bản số 1 Việt Nam:

– Website: congchuc247.vnkhoahoc.congchuc247.vntracnghiem.congchuc247.vn

– Fanpage: https://www.facebook.com/onthithaytai/

– Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/groupcongchucvienchuc

– Hotline: 035.7807.035


Đáp án: 

 

Giải thích: Loại A do có Chủ tịch (dấu hiệu nhận biết cán bộ) – Loại B do thấy trường đại học (dấu hiệu nhận biết đơn vị sự nghiệp công lập) – Loại D do thấy có viện (dấu hiệu nhận biết đơn vị sự nghiệp công lập) => Chọn C.